Mở quán cafe có cần đăng ký kinh doanh không? là thắc mắc của rất nhiều chủ đầu tư, nhất là đối với những quán có diện tích và quy mô nhỏ như dạng quán cà phê cóc, quán cà phê vỉa hè với mức chi phí và lợi nhuận thấp.
Dưới đây Bardeli Academy sẽ giải đáp những thắc mắc của chủ đầu tư về đăng ký giấy phép kinh doanh khi mở quán, cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé!
Danh mục
Mở quán cafe có cần đăng kinh doanh không?
Mở quán cafe có cần đăng ký kinh doanh không là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều chủ đầu tư đang mong muốn khởi nghiệp.
Nếu như những quán cafe có diện tích rộng và quy mô tầm thương hiệu, các chuỗi thương hiệu cần phải có giấy phép kinh doanh để hoạt động thì với những quán cà phê có mức chi phí thấp khoảng dưới 50 triệu đồng, nhiều người vẫn thắc mắc có cần đăng ký giấy phép kinh doanh cho quán cafe của mình hay không?
Câu trả lời cho câu hỏi mở quán cafe nhỏ có cần đăng ký kinh doanh không? là: có.
Mỗi đơn vị kinh doanh bắt buộc phải được cấp giấy phép kinh doanh theo đúng quy định của nhà nước mới được kinh doanh theo quy định.
Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm setup quán cafe từ A – Z tiết kiệm 30% chi phí
Các trường hợp mở quán cafe không cần đăng ký kinh doanh
Một số mô hình quán cafe không cần đăng ký kinh doanh theo nghị định của nhà nước ban hành.
Quán cafe hoạt động do một cá nhân chịu trách nhiệm về tất cả hoạt động liên quan đến kinh doanh buôn bán hàng hóa, cung cấp các dịch vụ pha chế nước uống bình dân, đơn giản đáp ứng yêu cầu của khách hàng, với mục đích sinh lời nhỏ không phải là thương nhân theo quy định của nhà nước.
Những người buôn bán dạo, buôn bán rong hay cà phê với chiếc quầy nhỏ, quầy bán nước mía hay quầy nước tự động không có địa điểm kinh doanh và hoạt động mua bán cố định , quán bán bánh, chè, sữa đậu nành,…rong theo hình thức cá nhân thì không cần đăng ký giấy phép kinh doanh
Những quán cafe buôn bán lẻ và hoạt động với những 1-2 bộ bàn ghế nhỏ, không có địa điểm cố định không cần đăng ký giấy phép kinh doanh.
Hoạt động buôn chuyến để cung cấp hàng hóa phục vụ cho việc pha chế cà phê. những người buôn bán lẻ không phải là đối tượng cần đăng ký giấy phép kinh doanh khi mở quán cà phê.
Quán cafe cóc có cần giấy phép kinh doanh hay không?
Những quán cà phê cóc thường có vị trí mặt bằng ở nơi cố định, bao gồm không gian trong nhà và kèm theo không gian bên ngoài vỉa hè, những quán này có diện tích nhỏ nhưng đầy đủ khu vực quầy bar, nhân viên pha chế, nhân viên phục vụ trong quán, thu ngân tính tiền,… do đó đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu và quy định để thành lập một quán cà phê.
Hình thức quán cà phê cóc tuy nhỏ nhưng khi chủ đầu tư mong muốn mở quán cũng bắt buộc phải đăng ký kinh doanh, đảm bảo các yếu tố về vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định liên quan trong giấy phép đăng ký thì mới được mở quán.
Quán cà phê cóc nếu không tiến hành đăng ký kinh doanh cũng sẽ bị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt với mức phạt phải nộp thấp nhất là từ 5.000.000₫.
Xem thêm: [Tư vấn setup] Kinh nghiệm mở quán cafe cóc HÚT khách
Các thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán cafe
Địa điểm nộp hồ sơ
Theo mục đích kinh doanh quán cà phê, chủ đầu tư có thể xin giấy phép kinh doanh dưới danh nghĩa là cá nhân, theo hộ gia đình hoặc theo hình thức doanh nghiệp.
Nếu chủ đầu tư mong muốn đăng ký kinh doanh theo hình thức cá nhân hoặc hộ gia đình thường sẽ có thủ tục tiến hành đơn giản với các mức thuế và thu phí hàng năm thấp hơn.
Chủ đầu tư mong muốn đăng ký kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp thì có mức thủ tục và các mức thuế cao trong năm nhưng thuận tiện hơn khi mở rộng kinh doanh và phát triển quán cà phê tầm thương hiệu và chuỗi thương hiệu.
Địa điểm để nộp hồ sơ xin đăng ký kinh doanh quán cà phê với hình thức cá thể thường được nộp tại phòng Kinh tế- Kế hoạch- Ủy ban nhân dân huyện, thành phố nơi có địa chỉ đặt quán cà phê.
Đối với quán cà phê xin giấy phép kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp cần nộp hồ sơ xin đăng ký tại Sở Kế hoạch Đầu tư của tỉnh hoặc thành phố.
Các hồ sơ xin đăng ký kinh doanh quán cà phê
Thông thường hồ sơ khi xin đăng ký kinh doanh quán cà phê nhỏ bao gồm đơn đăng ký đã có mẫu của Phòng Kinh tế- Kế hoạch- Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố nơi chủ đầu tư đặt địa chỉ quán.
Chứng minh nhân dân công chứng của chủ hộ và các thành viên.
Hợp đồng thuê nhà tại địa điểm kinh doanh quán cà phê.
Hồ sơ xin cấp phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Cơ quan có thẩm quyền về chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm sẽ xét duyệt về chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm tại đơn vị kinh doanh mở quán cà phê, trước khi xét duyệt chủ đầu tư cũng cần nộp hồ sơ bao gồm:
- Chứng minh nhân dân và giấy khám sức khỏe của những nhân sự đang làm việc tại quán cafe có hiệu lực trong thời gian 12 tháng.
- Tờ khai đề nghị sát hạch kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm theo mẫu sẵn có.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh có xin đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm, bản công bố chất lượng cà phê, hóa đơn mua bán cà phê, các giấy chứng nhận của cơ sở sản xuất cà phê.
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế chung của mặt bằng cơ sở.
- Bản vẽ chi tiết về sơ đồ thiết kế mặt bằng xung quanh.
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm và quy trình phân phối sản phẩm.
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, dụng cụ, trang thiết bị của cơ sở.
- Giấy xác nhận kiến thức đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ đầu tư và những người quản lý.
- Giấy xác nhận của chủ đầu tư và người trực tiếp quản lý tại cơ sở kinh doanh quán cà phê.
- Các nguyên liệu pha chế đồ uống tại quán phải có đầy đủ hợp đồng cung cấp hóa đơn bán hàng, nguyên vật liệu của bên mua và bên bán.
Khi tiến hành nộp đầy đủ hồ sơ bên chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và bộ y tế sẽ cho người xuống trực tiếp kiểm tra tình hình thực tế, đảm bảo đầy đủ các hạng mục trong hồ sơ kiểm duyệt đầy đủ theo quy định để cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời chỉ ra những thiếu sót trong quán chưa đạt yêu cầu để chủ đầu tư có thể tiến hành kiểm tra lại và sửa chữa để hoàn thiện.
Trình tự xin giấy phép kinh doanh mở quán cafe
Bước 1: chủ đầu tư chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ và gửi hồ sơ đến địa điểm, cơ quan có thẩm quyền như phòng Kinh tế-Kế hoạch- Ủy ban nhân dân huyện, thành phố hoặc sở kế hoạch đầu tư của tỉnh/ thành phố.
Bước 2: Chủ đầu các cơ sở kinh doanh sẽ chờ đợi cơ quan đăng ký xét duyệt hồ sơ trong thời hạn khoảng 3 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ. Nếu sau 3 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ mà chủ đầu tư, hộ kinh doanh quán cà phê không nhận được giấy chứng nhận nhận đăng ký kinh doanh hoặc không nhận được thông báo về yêu cầu bổ sung hồ sơ sửa lỗi thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại các cơ quan này theo quy định của pháp luật về các quyền khiếu nại, tố cáo.
Bước 3: Sau khi đáp ứng đủ các điều kiện để chứng nhận đăng ký kinh doanh và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các đơn vị kinh doanh và chủ đầu tư sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Lời ngỏ
Như vậy dù mở quán cafe có mô hình lớn hay nhỏ, các đơn vị, chủ đầu tư kinh doanh cũng cần đăng ký giấy phép kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi mở quán cafe có cần đăng ký kinh doanh không?
Để hạn chế những rủi ro và không bị phạt trong quá trình mở quán cafe, chủ đầu tư có thể bỏ vốn và đề xuất yêu cầu, mong muốn với Học viện đào tạo pha chế Bardeli Academy để được tư vấn trọn gói.