Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì kinh doanh dịch vụ cafe, trà sữa cần phải đăng ký theo các hình thức kinh doanh như hộ kinh doanh quán cafe cá thể, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Thông thường, hình thức đăng ký phổ biến nhất đối với lĩnh vực mở quán cafe là hộ kinh doanh cá thể.
Vậy mở quán cafe phải nộp thuế gì? Cần chuẩn bị thủ tục đăng ký gì? Tất cả những vấn đề này sẽ được Bardeli Academy bật mí hiệu quả trong giới hạn bài chia sẻ này. Bạn hãy tìm hiểu ngay nhé!
Danh mục
Lý do mở quán cafe phải đăng ký kinh doanh?
Theo căn cứ vào khoảng 2 điều 79 của nghị định 01/2021/NĐ-CP thì các trường hợp không phải đăng ký giấy phép kinh doanh như: hộ gia đình sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, làm bán hàng rong, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vị và có nguồn thu nhập thấp.
Tuy nhiên, nếu bạn mở quán cafe kinh doanh với quy mô lớn nhỏ khác nhau, có đối tượng làm việc và thu về khoản lợi nhuận cao cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh dịch vụ quán cafe với quy mô phù hợp theo quy định của pháp luật hiện hành.
Có những hình thức kinh doanh quán cafe nào?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, chủ đầu tư mở quán cafe, trà sữa tùy vào quy mô mở quán cũng như số lượng nhân viên làm việc có thể đăng ký nhiều loại hình thức kinh doanh như: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,… Tuy nhiên, hình thức đăng ký kinh doanh được đại đa số khách hàng lựa chọn là hộ kinh doanh cá thể.
Mở quán cafe phải nộp thuế gì?
Dù bạn mở quán cafe có quy mô lớn hay nhỏ thì vẫn cần phải đóng những lựa thuế tương ứng theo điều 2 của thông tư 92/2015/TT-BTC. Và các loại thuế phải nộp khi mở quán cafe bao gồm:
Lệ phí môn bài
Lệ phí môn bài là khoản thuế cần phải đóng định kỳ hàng năm đối với những quán cafe đã vận hành hoặc khi chủ đầu tư mới mở quán cafe dựa trên số vốn ban đầu có trong giấy chứng nhận đăng ký giấy phép kinh doanh đối với tổ chức. Hoặc doanh thu của năm đối với hộ, cá nhân kinh doanh. Và lệ phí môn bài khi mở quán cafe được tính như sau:
- Miễn phí đóng thuế đối với mức doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm.
- Lệ phí môn bài 300.000 vnđ/năm đối với mức doanh thu dao động từ 100-300 triệu đồng/năm.
- Lệ phí môn bài 500.000 vnđ/năm đối với mức doanh thu dao động từ 300-500 triệu đồng/năm.
- Lệ phí môn bài 1.000.000 vnđ/năm đối với mức doanh thu trên 500 triệu đồng/năm.
Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng lệ phí môn bài rất thất chỉ vài trăm nghìn đồng/năm. Tuy nhiên, bạn cần đóng đầy đủ thuế môn bài theo đúng thời điểm theo quy định của pháp luật Việt Nam vào ngày cuối thoáng của tháng 1 hàng năm.
Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Theo quy định của pháp luật thì thuế giá trị gia tăng (VAT) là loại thuế gián thu và được tính trên giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất và lưu thông đến người tiêu dùng.
Bởi vì là loại thuế gián thu nên những quán cafe chỉ thay mặt khách hàng để nộp thuế giá trị gia tăng lên cơ quan có thẩm nguyền. Và người chịu thuế thực chất chính là những người tiêu dùng.
Và theo thông tư 219/2013/TT-BTC quy định thì thuế suất VAT là 10% và thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn cách tính thuế giá trị gia tăng như sau: Số thuế VAT phải nộp = doanh thu thuế VAT x tỷ lệ thuế VAT.
Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân chính là khoản thuế mà các doanh nghiệp nộp thay cho người lao động. Thuế thu nhập cá nhân thường tính theo tháng, kê khai theo quý nhưng lại quyết toán theo năm.
Và thuế thu nhập cá nhân cần phải nộp được tính theo công thức: doanh thu thuế TNCN x tỷ lệ thuế TNCN = Thuế TNCN. Đối với hộ kinh doanh quán cafe theo hình thức hộ kinh doanh cá thể thì thuế TNCN tỷ lệ là 1%. Điều này có nghĩa là trong trường hợp doanh thu của quán cafe dưới 100 triệu đồng/năm thì bạn không phải đóng thuế VAT và thuế TNCN.
Thủ tục đăng ký mở quán cafe như thế nào?
Hiện nay, thủ tục đăng ký mở quán cafe hợp pháp và tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành bao gồm:
Đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh mở quán cafe theo hộ cá thể cần phải chuẩn bị một số thủ tục, giấy tờ liên quan được pháp luật quy định cụ thể tại Điều 87 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghiện đăng ký hộ kinh doanh theo hình thức cá thể.
- Nộp một số loại giấy tờ tùy thân như thẻ căn cước, sổ hộ khẩu, hộ chiếu.
- Văn bản ủy quyền cùng với giấy tờ pháp lý cá nhân đúng theo thủ tục đăng ký hộ kinh doanh quán cafe.
Sau khi đã chuẩn bị một số giấy tờ và thủ tục ở trên thì cá nhân của người đại diện kinh doanh sẽ nộp giấy tờ tại cơ quan đăng ký có thẩm quyền. Trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo hộ cá thể.
Xin giấy chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Theo điều 11 và điều 12 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì các cơ sở kinh doanh thực phẩm dịch vụ ăn uống cần phải xin giấy chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm về các nguyên liệu pha chế nước uống khi mở quán cafe. Trừ một số trường hợp: kinh doanh quán cafe đường phố, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, không có địa điểm cố định,…
Cơ sở kinh doanh quán cafe sẽ được cấp một trong các giấy chứng nhận như: Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000,…
Lưu ý: nếu bạn mở quán cafe có quy mô nhỏ và thực hiện đăng ký hộ kinh doanh nhỏ lẻ thì quán cafe không cần phải xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm.
Mong rằng với những thông tin quan trọng mà chúng tôi vừa chia sẻ ở trên chắc hẳn bạn cũng tìm được câu trả lời chuẩn xác nhất cho các chủ đề như: Mở quán cafe phải nộp thuế gì? Cần chuẩn bị thủ tục đăng ký gì? Bạn hãy đăng ký giấy phép kinh doanh để được pháp luật bảo vệ nhé!
Xem thêm: