Trong thế giới pha chế, người ta không thể đếm xuể rằng có bao nhiêu thuật ngữ được sử dụng trong quá trình làm việc. Bởi lẽ, mỗi nhóm đồ uống và mỗi hình thức kinh doanh lại có cho mình những thuật ngữ riêng. Dưới đây, Bardeli Academy sẽ chọn ra 13 thuật ngữ tiếng Anh phổ thông nhất mà bạn có thể gặp ở bất kỳ quán đồ uống nào.
Danh mục
7 thuật ngữ thường gặp khi làm pha chế tại quán đồ uống phổ thông
Barista
Dĩ nhiên đây là từ đầu tiên được nhắc tới. Người pha chế tại các cửa hàng đồ uống không cồn được gọi là Barista. Xuất phát của Barista vốn bắt nguồn từ “bartender” tức người pha chế rượu trong tiếng Italia, nên hai từ này thường bị nhầm lẫn cũng là điều dễ hiểu. Barista được dùng cho cả nam lẫn nữ.
Shake: kỹ thuật sử dụng bình lắc
Đây là thuật ngữ chỉ thao tác hòa trộn các nguyên liệu pha chế với nhau và làm lạnh đồ uống tức thì. Khi lắc đồ uống, các nguyên liệu quyện vào nhau và được kích mùi vị làm cho đồ uống trở nên đậm đà, hấp dẫn hơn. Kỹ thuật Shaking đòi hỏi người thực hiện phải có sức khỏe tốt, đôi tay dẻo dai để luyện tập các thao tác lắc chuẩn.
Kỹ thuật này thường được sử dụng trong một số dòng đồ uống như trà hoa quả, trà sữa, nước ép…
Kỹ thuật lắc(Shake) trong pha chế
Lưu ý:
- Không áp dụng kỹ thuật này với đồ uống nóng
- Không nên lắc quá lâu vì sẽ làm tan đá, khiến đồ uống bị nhạt và mất vị
- Không được tháo lắp cùng lúc bộ lọc và nắp mà phải tách rời từng bộ phận
Stirring: kỹ thuật khuấy đồ uống
Đây là thuật ngữ được sử dụng để chỉ kỹ thuật làm lạnh hòa trộn nguyên liệu với nhau. Khi muốn làm lạnh đồ uống nhưng nhiệt độ của các nguyên liệu không lệch nhau quá lớn, stir là kỹ thuật hiệu quả nhất để giúp bạn làm điều đó. Ví dụ: cốt hoa quả tương(đã để sẵn trong ngăn mát tủ lạnh) khuấy đều cùng siro đường và đá.
Kỹ thuật này khá thông dụng nên chỉ có 1 lưu ý duy nhất: chỉ sử dụng lực của các ngón tay chứ không dùng lực của cả 2 tay
Ice-Blended: đồ uống đá xay
Gọi theo tiếng Việt thông dụng là đồ uống Ice Blend. Đây là nhóm đồ uống khá quen thuộc trong thực đơn của các cửa hàng thức uống tại Việt Nam, thu hút khách hàng ở nhiều lứa tuổi. Một trong những lí do để Ice-Blended nổi như cồn chính là hương vị độc đáo và vẻ ngoài “ngon mắt” của nó. Cụ thể hơn, nó là một dạng đồ uống gồm phần đá xay ở dưới và được decor bằng kem xịt.
Người pha chế các loại thức uống đá xay thường mắc phải một số lỗi như thức uống bị nhạt do tan đá, đá không nhuyễn mịn,… Để tạo ra một ly đá xay ngon, bạn cần có máy xay đạt tiêu chuẩn, công thức và thao tác chính xác.
Lưu ý khi làm đồ uống Ice Blend:
- Thời gian phá đá không nên kéo dài quá lâu, sẽ khiến cho máy xay nhanh hỏng
- Cần chú ý vào công suất và thời gian phù hợp để giúp đồ uống đạt chất lượng ngon nhất
Smoothie: đồ uống sinh tố
Smoothie là một loại thức uống dạng đặc làm từ trái cây xay hoặc rau củ quả, với đá, nước, hay các chất làm ngọt…Nguyên liệu chính làm nên một cốc smoothie là trái cây, trong đó, bạn có thể chọn từng loại trái cây yêu thích hoặc mix các loại với nhau cùng một lúc. Tiếp theo là đường hoặc sữa đặc/ sữa tươi. Và cuối cùng là là một chút đá lạnh
Với thành phần chính làm từ trái cây và các loại rau củ tự nhiên, smoothie được đánh giá là một loại đồ uống rất tốt cho sức khỏe và trở nên thu hút với nhiều người.
Ngoài trái cây, nhiều loại smoothie hiện nay còn bao gồm cả đá xay và nước ép trái cây để lạnh, mật ong, các sản phẩm từ sữa hoặc các thành phần để lạnh khác.
Layer: kỹ thuật phân tầng
Layering có nghĩa là kỹ thuật làm cho cốc đồ uống của bạn được phân tầng. Cụ thể, các nguyên liệu pha chế sẽ phân thành từng tầng rõ rệt chứ không hòa quyện vào nhau như các kỹ thuật pha chế khác.
Kỹ thuật Layering bắt nguồn từ pha chế cocktail nhưng do thị hiếu của khách hàng ngày nay thì các đồ uống hiện đại cũng dần áp dụng nó vào một số nhóm đồ uống như: soda, nước ép, trà hoa quả và một số món từ cafe
Freeze
Thuật ngữ này bắt nguồn từ tên gọi của Matcha Freeze – món đồ uống mới lạ của Highland Coffee và sau đó đã trở thành trend. Thực chất, đây cũng là một loại đồ uống đá xay giống như Ice Blend, sự khác nhau ở đây có chăng chỉ nằm ở việc khách hàng Việt Nam thích dùng từ “freeze” hơn mà thôi (vì dễ đọc, dễ nhớ).
Ngoài matcha, một số đồ uống khác cũng tiêu biểu cho thuật ngữ này: cafe freeze, cacao freeze,…
6 thuật ngữ phổ thông khi làm pha chế tại quán cafe
Caffein
Đây là thuật ngữ mà Barista nào cũng biết. Đây là một chất góp phần tạo nên vị đắng cho cà phê đồng thời cũng là chất kích thích “không kê đơn” giúp làm giảm mệt mỏi, tăng cường năng lượng và sự tỉnh táo.
Cupping
Thuật ngữ này chỉ việc thử nếm; đây là một bước quan trọng mà các barista ai cũng phải làm để đánh giá chất lượng cà phê cũng như xác định hương vị.
Extraction
Thuật ngữ này là “chiết xuất cà phê” – đây là một bước quan trọng bởi thiếu nó thì sẽ không có cốc cà phê nào cả. Extraction là quá trình hòa tan, chiết lọc những chất và hương vị bên trong hạt cà phê vào nước nóng để tạo nên tách espresso hoàn hảo, đầy đủ hương vị.
Steam Milk
Thuật ngữ này có nghĩa là đánh sữa, nó là quá trình tạo ra bọt sữa và làm nóng sữa. Các loại Cappuccino và Latte đều cần đến steam milk, bên cạnh thành phần chính là espresso.
Latte art
Latte art được hiểu là nghệ thuật vẽ tạo hình trên bề mặt lý cà phê bằng cách sử dụng sữa tươi nóng đã được đánh bọt để tạo độ bông. Barista sẽ đổ trực tiếp phần sữa tươi nóng đó vào ly cà phê để cho ra những tác phẩm cách vẽ latte art đẹp mắt, thu hút thực khách ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Hiện nay, nghệ thuật latte art đang có 2 kiểu vẽ chính như sau:
- Free Pouring (rót tự do): các mẫu latte art với những hình vẽ đẹp sẽ được hình thành trong quá trình rót sữa tươi bọt mịn vào cà phê.
- Etching (kiểu khắc): trước hết Barista sẽ rót sữa tươi bọt mịn lên lớp cà phê, sau đó mới dùng 1 chiếc que nhỏ để vẽ tạo hình mẫu latte art trên bề mặt lớp sữa đó. Mẫu latte art cho kiểu vẽ này cũng rất phong phú, từ đa dạng đến phức tạp, từ những hình kẻ sọc cho đến những sọc chéo đầy tính nghệ thuật như dạng đan lưới, hình động vật, hình hoa…
Crema
Một thuật ngữ của Barista khác mà các bạn rất quen thuộc đó là crema. Đây là thuật ngữ chỉ lớp bọt xốp dày mịn màu nâu nhạt, bao phủ trên phía trên bề mặt cốc espresso. Thực chất nó là hỗn hợp của chiết xuất cà phê với chất béo và CO2. Lớp creme chỉ chiếm khoảng 1/3 của cốc nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc đánh giá độ tươi và hương vị của cốc espresso.
Trên đây là 13 thuật ngữ thường được sử dụng nhất khi làm pha chế tại các quán cafe. Nếu bạn đã hiểu rõ tất cả các thuật ngữ này, thì xin chúc mừng bạn, bạn đã có thể trở thành 1 barista/chủ quán đích thực rồi đấy!