Danh mục
1. Đừng chỉ mở quán chỉ để thỏa mãn đam mê
Tại sao lại không nên mở quán chỉ để thỏa mãn đam mê?
Đã có rất nhiều người mở quán cà phê chỉ đơn giản vì họ yêu thích và đam mê cà phê, họ không có kế hoạch cụ thể, thậm chí là không trang bị cho mình các kỹ năng, kiến thức về quản lý và không có khả năng vận hành quán, vì thế nên các cửa hàng mở ra theo cách này thường đóng cửa trong thời gian ngắn.
Vì thế, để có thể mở được của quán cà phê và vận hành nó thì đam mê thôi là chưa đủ, vì khi bạn mở một quán bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Chắc chắn khi kinh doanh việc hầu hết mọi người quan tâm đó chính là làm sao để có lợi nhuận, nhưng để có được lợi nhuận đừng chỉ nghĩ đến việc cắt giảm mọi chi phí đến mức tối thiểu, mà cần đầu tư có kế hoạch rõ ràng. Bạn cần chuẩn bị cẩn thận và kỹ lưỡng cho một kế hoạch kinh doanh, và chấp nhận từ bỏ một số sở thích cá nhân để có thể đưa ra những quyết định hiệu quả cho việc kinh doanh của bạn.
Ví dụ, bạn có thích một loại trà đặc biệt hay một cốc cà phê rất hợp với khẩu vị của bạn, nhưng nếu nó không hợp gu với đa số người dùng thì bạn không nên đưa vào menu của cửa hàng.
Hãy theo dõi sổ thu – chi thường xuyên và lưu trữ chúng theo một cách khoa học và đầy đủ. Điều này sẽ giúp bạn nắm rõ được tình hình kinh doanh của quán như thế nào, từ đó đưa ra được những giải pháp và phương án điều chỉnh phú hợp một cách nhanh chóng. Cụ thể , bạn có thể dụng các bảng tính giúp bạn dễ dàng theo dõi chi phí, tỷ suất lợi nhuận cho tất cả các sản phẩm mà bạn cung cấp, bạn cần đảm bảo tính toán đầy đủ chi phí cố định và chi phí biến động, bạn cần đánh giá khách quan một đồ uống có bán chạy hay không là dựa vào số liệu tiêu dùng của người dùng chứ không nên dựa vào đánh giá chủ quan từ cá nhân. Như vậy bạn sẽ dễ dàng phân tích được những thứ cần phát huy và cái nào cần cải thiện dựa vào những còn số càng rõ ràng càng tốt.
2. Tập trung và khai thác điểm mạnh của quán bạn
Đừng để quán cà phê trở thành nơi chỉ để bạn thử nghiệm những sở thích cá nhân của bạn, vì nó sẽ khiến bạn thất vọng nhiều hơn đấy. Nếu con đường sự nghiệp của bạn được gắn với cái bạn đam mê thì thật tuyệt đúng không, nhưng nếu nó không thành công thì sẽ khiến bạn rơi vào tuyệt vọng, thậm chí là hối hận với chính đam mê của mình.
Estela đã đưa ra một kinh nghiệm thực tế: “Tôi nhận thấy rằng sau một năm làm việc, nhiều chủ cửa hàng cà phê muốn rang cà phê của riêng họ để thỏa mãn sở thích, nhưng thực ra, nó không dễ dàng như vậy. Bởi vì, quy trình rang xay đòi hỏi bạn không chỉ đơn thuần là mua một chiếc máy và một ít cà phê tươi, mà còn yêu cầu kiến thức và kỹ năng bài bản vì nếu bạn không biết cách làm đúng cách, cà phê sẽ có mùi vị không ngon. Nếu bạn thực sự yêu thích công việc rang xay, bạn hãy tham gia các khóa học và đào tạo trước khi chính thức mở quán”.
Có rất nhiều quán cà phê mới được mở ra chưa đủ vững và nguồn nhân lực nhưng họ lại cố gắng làm mọi thứ mà họ cho là xu hướng và hợp thời, nhưng lại xảy ra rất nhiều sai xót trong quá trình làm và dễ mất tập trung vì họ làm quá nhiều thứ và không hoàn thành nó được cái nào cả. Vì thế, bạn cần tập trung vào một vài cái mà bạn cho rằng là điểm mạnh của mình, đồng thời là cái khách hàng cần như vậy họ sẽ sẵn sàng quay lại và trải nghiệm cho lần tiếp theo.
3. Đầu tư đúng đắn và hiệu quả
Để quán của bạn hoạt động kinh doanh có hiệu quả và trơn tru hơn mỗi khi xây dựng quán hoặc thực hiện những thay đổi, bạn cần nghiên cứu và chọn những công cụ, thiết bị phù hợp với mô hình kinh doanh của bạn. Đừng cố lựa chọn những thứ rẻ nhất, bởi có một nguyên tắc là nếu một công cụ được chế tạo kém, bạn có thể sẽ phải trả thêm chi phí sửa chữa và thay thế cho nó. Nhưng cũng đừng cố gắng chọn sản phẩm đắt nhất nếu bạn không sử dụng hết được công năng của nó.
Alexandra chia sẻ: “Các thiết bị chỉ cần phục vụ đủ các tính năng cho phép nhân viên pha chế đúng cách và nhiều lần chứ không cần thiết bị hàng đầu hoặc đắt tiền nhất. Tôi đã thấy nhiều chủ quán chi hàng đống tiền cho thứ mà họ nghĩ là thiết bị tốt nhất khi họ mới bắt đầu và có thể khiến họ rơi vào tình trạng eo hẹp về tài chính ngay lập tức. Vì thế, tôi khuyên bạn nên bắt đầu từ từ, liên tục tái đầu tư trong quá trình phát triển có kế hoạch cụ thể. Bởi vì, khách hàng sẽ quay lại vì đồ uống, không phải vì thiết bị mà bạn đã sử dụng. Cho nên, tôi đề xuất bạn có thể đầu tư chi tiêu nhiều hơn cho một số yếu tố cần thiết khác như sử dụng đồ gốm sứ sẽ giúp bạn gia tăng thời hạn sử dụng, mua cà phê ngon, tươi theo mùa, đào tạo nhân viên cũng như dành thời gian để tạo ra văn hóa làm việc chính trực, tôn trọng và hợp tác. Khi đầu tư vào những điều này, bạn có thể không nhận thấy được hiệu quả ngay lập tức nhưng về lâu dài, phương án này sẽ đem lại cho bạn rất nhiều lợi ích.”
4. Cẩn thận trong việc tuyển dụng nhân sự và chú trọng đến việc đào tạo nhân viên
Chắc chắn rồi, việc tuyển dụng sai người cũng là một trong những điều khiến nhiều chủ quán tốn khá nhiều chi phí, nhưng điều này không có nghĩa rằng bạn chỉ nên tuyển những nhân viên đã có kinh nghiệm vì bạn có thể mất đi cơ hội có được những nhân viên nhiệt huyết nhất. Thay vào đó, hãy suy nghĩ đến việc thúc đẩy khả năng làm việc của họ và đề nghị họ cam kết thực hiện đúng nhiệm vụ và đủ trách nhiệm ở vị trí công việc trước khi ký hợp đồng. Và đương nhiên rồi, khi có được nhân viên rồi bạn cần đào tạo họ đúng cách để có được lòng trung thành của nhân viên đối với quán.
Việc đào tạo đúng cách ngay từ ban đầu, các nhân viên sẽ làm đúng những gì mà bạn mong muốn như pha chế đúng nguyên liệu, sử dụng định lượng đúng theo công thức, cũng như đảm bảo được hương vị đồng nhất của các món trong cửa hàng bạn. Và họ cũng có thể chính là người kết nối khách hàng nhiều hơn đến với quán của bạn, vì thế hãy thường xuyên quan sát và chắc chắn rằng họ không chán nản hay thất vọng với công việc và ảnh hưởng tiêu cực đến những người xung quanh. Nhưng yếu tố này có thể sẽ ảnh hưởng đến doanh thu lợi nhuận của quán bạn đó.
Với vai trò là một người chủ quán hay một quản lý, việc đảm bảo kế hoạch đào tạo có nội dung cụ thể, quy định rõ ràng và thường xuyên quan sát và hỏi thăm nhân viên sẽ khiến họ có động lực làm việc hơn, vì ai cũng có mong muốn rằng mình là người quan trọng.
5. Thường xuyên đánh giá lại mức độ hiệu quả
Nếu quán bạn đang có một quản lý tuyệt vời, có những nhân viên đầy nhiệt huyết và làm việc hiệu quả thì đừng nên vội hài lòng với việc đó, càng không nên chủ quan, bạn hãy thường xuyên đánh giá và cải thiển chất lượng của quán mình ngày càng tốt hơn.
Hãy tổ chức cuộc họp hàng tháng với các nhân viên của mình và tiếp nhận những ý kiến của nhân viên và có những bài kiểm tra nhỏ đối với nhân viên để đảm bảo rằng họ vẫn luôn thực hiện đúng những yêu cầu và quy định mà bạn đặt ra. Tuy nhiên, khi làm điều đó hãy đảm bảo rằng bạn sẽ thường xuyên nhận được những phản hồi và đối chiếu lại với những dữ liệu doanh thu và báo cáo lãi lỗ tại quán.
Chẳng hạn, bạn có thể cải thiện doanh thu hơn khi tập trung vào các sản phẩm bán chạy có thể loại bỏ các sản phẩm không bán chạy ra khỏi menu, thay đổi số lượng nguyên liệu nhập vào hàng ngày của quán, hoặc cùng nhờ vào đó bạn cũng có thể đưa ra những sản phẩm mới cho khách hàng trải nghiệm để xem xét đưa vào thực đơn. Như vậy có thể đem đến những thứ mới mẻ cho cửa hàng của bạn và thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Cuối cùng, một quán cà phê được tổ chức tốt là một quán cà phê có những nhân viên vui vẻ, khách hàng hài lòng và mang lại lợi nhuận. Nếu bạn chưa hình dung ra được quy trình hiệu quả hãy tham khảo các khóa học dưới kinh doanh tại: https://bardeli.vn/