Trà hoa quả là nhóm đồ uống chưa bao giờ hết hot và 99% menu các cửa hàng kinh doanh đồ uống đều có. Trong bài viết hôm nay, Bardeli Academy sẽ chia sẻ với các bạn nguyên lý pha chế sáng tạo các món trà hoa quả để bạn có thể chủ động phát triển thức uống chủ đạo, thức uống mới cho cửa hàng mình để tăng khả năng thu hút khách hàng và tạo điểm khác biệt với các quán cạnh tranh.
Bạn có thể hiểu, để pha một cốc trà hoa quả thương thì sẽ có các nguyên liệu chính được kết hợp dựa theo công thức tổng quát như sau:
Danh mục
Trà hoa quả = Cốt trà (1) + Nguyên liệu tạo ngọt (2) + Nguyên liệu tạo hương vị (3) + Đá
Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết từng nguyên liệu cấu thành nên món trà hoa quả nhé.
1. Cốt trà
Với trà hoa quả, trước đây các cửa hàng thường sử dụng trà nền là Trà đen (Hồng trà) do đặc tính của dòng trà này không có hương, vị quá đậm nên sẽ giúp vị hoa quả được nổi bật.
Tuy nhiên, style trà hoa quả vài năm gần đây đã thay đổi rất nhiều và bạn có thể sử dụng Trà nhài hay Trà Oolong để pha nhưng lượng trà dùng thông thường sẽ ít hơn so với Trà đen. Chỉ khoảng 50-100ml cho cốc trà hoa quả 400ml do các dòng trà này có hương và vị mạnh khá mạnh.
Ngoài ra, việc sử dụng cốt trà thảo mộc hay trà túi lọc để pha trà hoa quả cũng hoàn toàn không có vấn đề gì.
2. Nguyên liệu tạo ngọt
Nguyên liệu tạo ngọt chính cho các món trà hoa quả là đường kính dưới dạng siro. Đây là dòng nguyên liệu tạo ngọt tiện dụng và giá thành rẻ nhất.
Nhưng nếu bạn muốn pha một món trà hoa quả “healthy” mà cốt trà nền là trà thảo mộc. Khi đó việc dùng đường phèn hay đường ăn kiêng có vẻ cùng “tone” với nhau hơn.
3. Nguyên liệu tạo hương vị
Chúng ta sẽ có ít nhất 4 lựa chọn để tạo ra hương vị cho món trà hoa quả đó là:
- Siro hoa quả
- Mứt hoa quả
- Cốt hoa quả tươi (tự nhiên 100%)
- Nước cốt hoa quả đóng chai (có chất bảo quản)
Để dễ hiểu thì mình sẽ lấy ví dụ. Nếu bạn muốn tạo ra cốc trà hoa quả có vị đào. Chúng ta có thể sử dụng:
- Siro đào (Monin, Davinci, Trendy, Sunny…)
- Mứt đào (Osterberd, Foodrella, Pomona, Boduo…)
- Nước ép đào tươi
- Nước hoa quả cô đặc (Sun-Up, Sun-quick….)
Bạn có thể sử dụng độc lập từng nguyên liệu hoặc mix các nguyên liệu tạo hương vị với nhau cũng ok.
Ví dụ: Siro đào + Mứt đào hoặc siro đào + Nước ép đào tươi. Miễn là đừng “hổ lốn” quá.
Một ví dụ cuối cùng để kết lại bài hôm nay. Nếu được ra đề bài pha trà hoa quả vị chanh leo. Tôi sẽ có vài đáp án như sau:
- Phương án 1: Hồng trà + Đường kính + Siro chanh leo + Đá (nếu uống lạnh)
- Phương án 2: Trà nhài / Ô long + Đường kính + Siro chanh leo + Cốt chanh leo tươi + Đá
- Phương án 3: Trà nhài túi lọc + Đường kính + Mứt chanh leo + Cốt chanh leo tươi + Đá
- Phương án 4: Trà hibiscus (trà thảo mộc) + Đường phèn + Cốt chanh leo tươi
- Phương án khác: Cốt trà + Nguyên liệu tạo ngọt + Nguyên liệu tạo hương vị + Đá