Việc có những món đồ uống độc quyền cho quán của mình sẽ giúp tăng khả năng bán hàng, thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, việc tự tay sách tạo các món đồ uống mới theo mong muốn, sở thích của mình cũng là điều cực kì thú vị khi kinh doanh cafe. Vậy làm sao có thể tự sáng tạo ra các móng đồ uống mới? Nguyên lý hay công thức pha chế của trà sữa sẽ là gì?
Hãy để Bardeli chỉ cho bạn nguyên lý pha chế của món đồ uống này:
Danh mục
Trà sữa = Cốt trà (1) + Sữa (2) + Nguyên liệu tạo ngọt (3) + Đá
1. Cốt trà – nguyên liệu chính của trà sữa
a. Phân loại:
Cốt trà được chia làm 2 nhóm chính:
- Trà có caffein: là các loại trà được chế biến từ lá trà xanh. Ví dụ như: Trà đen, Trà xanh, Trà Ô long, Trà thiết quan âm,…Các loại cốt trà này thường xuyên sử dụng để pha trà sữa.
- Trà không có caffein hay còn gọi là trà thảo mộc. Đây là loại trà được chế biến từ: hoa, lá, rễ, củ, quả của một số loại cây. Ví dụ như: trà cúc, trà hoa đậu biếc, trà hibiscus,… Các loại cốt này ít khi dùng để pha trà sữa.
b. Cách đóng gói:
Chúng ta có 2 nhóm trà và cũng có 2 cách thức đóng gói chính:
- Trà lá (trà dạng túi 500g – 1kg)
- Trà túi lọc
Về bản chất thì trà túi lọc chỉ đơn giản là trà lá nghiên ra thành dạng bột mịn hơn để rút ngắn thời gian pha chế và đôi khi chúng sẽ được ướp thêm các hương vị hoa quả.
Ví dụ:
- Trà túi lọc vị đào bản chất là Trà đen nghiền thành bột ướp hương đào.
- Trà túi lọc hương nhài bản chất là Trà xanh nghiền thành bột ướp hương nhài.
Vậy ta có kết luận:
- Khi pha trà sữa, chúng ta sẽ cần cốt trà, 99% sẽ là trà có caffein thường ở dạng trà lá để đảm bảo độ đậm của trà.
- Trà túi lọc có caffein cũng có thể dùng để pha trà sữa nhưng sẽ phải dùng 2-3 tép nên không ưu tiền vì giá thành cao.
2. Tiếp theo là sữa, bột sữa, các nguyên liệu tạo độ ngậy, béo
Thực ra sữa ở đây hiểu đúng là nguyên liệu tạo ra độ ngậy béo cho cốc trà sữa. Và nếu tư duy theo hướng này, bạn có không dưới 4 loại nguyên liệu tạo ra độ béo. Ví dụ: bột sữa, sữa tươi, kem béo (thực vật và động vật), sữa đặc. Câu hỏi đặt ra là chúng ta dùng loại nào?
Thực tế trên thị trường, phần lớn các cửa hàng đang sử dụng bột sữa (bột kem béo thực vật) để pha trà sữa vì tính tiện lợi, dễ bảo quản và giá thành rẻ.
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng sữa tươi hoặc mix giữa sữa tươi với kem béo để pha trà sữa. Tôi đã từng uống một thương hiệu trà sữa có tên R&B làm theo phương án này và thấy rất ấn tượng.
3. Nguyên liệu tạo ngọt, tạo vị
Thực ra bạn không dùng cũng được nhưng đồ uống sẽ không có sự cân bằng. Để tạo ra độ ngọt vừa đủ, phần lớn chúng ta sẽ dùng đường kính (đường mía) ở dạng siro, ngoài ra còn có thể sử dụng đường ngô, đường phèn thậm chí là đường cho người ăn kiêng làm nguyên liệu tạo ngọt cũng vẫn ok nhé.
Vậy, chúng ta có thể sử dụng bất kỳ loại cốt trà nào (1), kết hợp với 1 nguyên liệu tạo độ béo ngậy (2) và 1 nguyên liệu tạo ngọt (3) để pha chế ra món trà sữa theo công thức riêng biệt của mình mà không hề lo đụng hàng. Tuy nhiên, bạn sẽ cần có kỹ năng cảm nhận và cân bằng vị nữa.
Nếu có câu bất kỳ hỏi nào thì hãy comment để mình giải đáp nhé.