Để quán cà phê đi vào hoạt động kinh doanh ổn định, hạn chế tối đa các chi phí và vấn đề phát sinh liên quan, việc lập kế hoạch kinh doanh quán cafe đóng một vai trò vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành công khi mở quán.
Vậy kế hoạch kinh doanh quán cafe là gì? Quy trình để lập một kế hoạch kinh doanh thực hiện theo các bước nào? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay dưới bài viết này của Bardeli Academy.
Danh mục
Tổng quan về kế hoạch kinh doanh quán cafe
Kế hoạch kinh doanh quán cafe là gì?
Kế hoạch kinh doanh quán cafe là kế hoạch cụ thể và chi tiết, đề ra mô tả cho quá trình kinh doanh quán cà phê trong khoảng thời gian nhất định.

Bản kế hoạch kinh doanh đóng vai trò định hướng toàn bộ quá trình hoạt động và chiến lược sẽ kinh doanh của quán cà phê, từ đó giúp chủ đầu tư và nhà thiết kế đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, giảm thiểu được những rủi ro, tiết kiệm chi phí và kêu gọi được nguồn đầu tư bên ngoài cho việc xây dựng quán.
Xem thêm: kinh nghiệm setup quán cafe tiết kiệm 30% chi phí
Kế hoạch kinh doanh quán cafe bao gồm những gì?
Một bản kế hoạch kinh doanh quán cafe sẽ bao gồm những thông tin đầy đủ về:
- Xác định mục tiêu kinh doanh quán cà phê
- Định hướng sẽ kinh doanh quán cà phê
- Kế hoạch phân tích thị trường đối thủ cạnh tranh
- Kế hoạch phân tích đối tượng khách hàng
- Kế hoạch phân tích về mức chi phí và tài chính trong quán
- Kế hoạch bán hàng
- Kế hoạch marketing cho quán cà phê
- Kế hoạch quản lý nhân sự hiệu quả.
Nguyên tắc khi xây dựng kế hoạch kinh doanh quán cafe
Khi xây dựng kế hoạch kinh doanh quán cafe, cần đảm bảo các nguyên tắc để kế hoạch được thực hiện chi tiết, rõ ràng, khoa học và có tính khả thi cao.
Kinh doanh quán cà phê nên được xác định cụ thể theo thời gian với các mốc thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn để dễ dàng hơn trong việc phân chia cụ thể và điều chỉnh, theo dõi được quá trình thực hiện linh hoạt hơn.
Đảm bảo xây dựng được một bản kế hoạch kinh doanh thực tế, bám sát với tình hình thị trường, phân tích về đối thủ cạnh tranh, mục tiêu kinh doanh và dự trù được các khoản chi phí, tránh việc dự tính về mức lợi nhuận quá cao.
Quy trình lập kế hoạch kinh doanh quán cafe
Nghiên cứu thị trường
Hiểu biết về thị trường tổng quan ngành
Nghiên cứu về thị trường tổng quan ngành nhằm nắm bắt được thông tin những quán cà phê hiện nay có tiềm năng phát triển hay không? nguồn cung-cầu, doanh thu trên thị trường hiện nay đang biến động như thế nào? thị trường nào đang có xu hướng phát triển? Mô hình nào có thể bị bão hòa? Các yếu tố ngoại cảnh tác động đến thị trường,…
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Khi nghiên cứu thị trường cần xác định về đối thủ cạnh tranh vì ngày nay những quán cà phê mở ra ngày càng nhiều, mức độ cạnh tranh càng trở nên khắc nghiệt.
Khi lập kế hoạch kinh doanh cũng cần trực tiếp đến các quán cà phê xung quanh để quan sát quá trình vận hành quán, việc quảng bá lên các kênh truyền thông, nắm bắt được những điểm mạnh, tìm hiểu các điểm yếu và có kinh nghiệm hơn trong việc bắt đầu kinh doanh quán cà phê.
Nghiên cứu nhu cầu khách hàng
Xác định nhu cầu khách hàng để đảm bảo tiên quyết đến sự tồn tại của một quán cà phê đáp ứng được những nhu cầu mà khách hàng cần khi lên một kế hoạch kinh doanh quán cafe cụ thể.
Từng nhóm đối tượng khách hàng sẽ có các nhu cầu khác nhau với những lứa tuổi và ngành nghề khác nhau cũng có sự khác biệt, vì thế cần tìm hiểu về sở thích và thói quen của các nhóm khách hàng này.
Lên ý tưởng kinh doanh quán cafe
Thông qua nghiên cứu thị trường, chủ đầu tư và nhà thiết kế thường đã có ý tưởng để kinh doanh một quán cà phê, ý tưởng sẽ dần trở nên rõ ràng hơn với mô hình và phong cách thiết kế của quán.

Thị trường hiện nay cũng đang rất nổi với nhiều mô hình và phong cách quán cà phê khác nhau, một số loại hình nổi bật như cà phê ăn sáng, cà phê văn phòng, cà phê sách, cà phê thú cưng, cà phê hiện đại, cà phê vintage,…
Dù lựa chọn phong cách thiết kế và mô hình nào các chủ đầu tư của cần tạo được điểm khác biệt lên kế hoạch về các chi tiết trong bản thiết kế quán, để xây dựng được một không gian quán cà phê độc đáo, ấn tượng và đây là một cách thức để thu hút khách hàng.
Thiết lập mục tiêu và định hướng kinh doanh quán cafe
Xác định được mục tiêu kinh doanh và định hướng rõ ràng sẽ là điểm mấu chốt để kế hoạch kinh doanh cà phê hoàn chỉnh nhất.
Mục tiêu kinh doanh của quán cà phê cần được định hướng và xác định trong khoảng thời gian 6 tháng, 1 năm, 2 năm, 5 năm tới với các tầm nhìn ngắn hạn và dài hạn, chủ đầu tư cần xác định được đúng mục tiêu để đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp, hướng đến mục tiêu đã đề ra.
Chủ đầu tư có thể lựa chọn tiêu chí để xác định mục đích kinh doanh quán cà phê như quy mô quán cà phê và xác định rõ những vấn đề về diện tích quán, sức chứa, các tiện ích, dịch vụ đi kèm và phục vụ công suất tối đa là bao nhiêu.
Mục tiêu về doanh thu cũng cần được đề xuất trong bản kế hoạch kinh doanh, dự kiến được nguồn doanh thu bán ra là bao nhiêu, mức lợi nhuận và doanh thu cần đạt được, khoảng thời gian sẽ thu hồi vốn và từ đó phân bổ các chi phí liên quan đến việc mở quán cà phê theo từng thời điểm phù hợp.
Lập kế hoạch tài chính
Để hoàn thiện một bản kế hoạch kinh doanh quán cafe không thể thiếu kế hoạch tài chính, đảm bảo cho quán cà phê kinh doanh ổn định cần thực hiện kế hoạch tài chính chi tiết, tỉ mỉ và phân chia các hạng mục rõ ràng.
Chủ đầu tư có thể phân chia các hạng mục khi xây dựng kế hoạch tài chính quán cà phê của mình với các hạng mục chính như:
- Cơ cấu nguồn vốn vốn tự có là bao nhiêu? vốn vay là bao nhiêu? mức lãi suất vay thế nào? có nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài hay không?
- Nhu cầu vốn đầu tư ban đầu: Khi mở quán cà phê, các khoản chi phí cố định cần thiết ban đầu khi kinh doanh thường có các chi phí cần chuẩn bị sẵn như: chi phí thuê mặt bằng, chi phí trang trí nội thất, chi phí sửa chữa, chi phí mua sắm trang thiết bị và các phần mềm để quản lý quán cà phê.
- Nhu cầu vốn lưu động bao gồm các khoản chi phí dành cho tiện ích điện nước, chi phí nguyên vật liệu pha chế và các khoản dự phòng tiền mặt.
- Chi phí trả lương nhân viên theo tháng, quý, năm, tiền đồng phục nhân viên, chi phí cho các ưu đãi, khuyến mãi đối với khách hàng.
- Cần dự báo doanh thu và chi phí hoạt động trong khoảng 1 đến 2 năm.
- Dự định thời gian bao lâu thu hồi vốn? có thể có vốn chịu lỗ trong bao nhiêu tháng đầu,…
Lựa chọn và bố trí mặt bằng
Mặt bằng là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành công của một quán cà phê, việc lên kế hoạch và bố trí mặt bằng quyết định phần lớn đến nguồn doanh thu của quán sau này.
Lên kế hoạch về việc nghiên cứu và lựa chọn vị trí mặt bằng quán cà phê ở những vị trí đắc địa, dễ thành công và phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu đã định trước, nên tập trung ở những khu vực đông khách hàng tiềm năng.
Lựa chọn mặt bằng ở những nơi có giao thông thuận tiện để khách hàng dễ dàng tiếp cận với quán.
Diện tích mặt bằng lựa chọn khi thuê phù hợp với quy mô quán đã dự định từ trước và khả năng tài chính đáp ứng được công suất phục vụ khách hàng đã có trong bản kế hoạch.
Xây dựng thực đơn
Thực đơn là “linh hồn” của một quán cà phê, khi có một thực đơn thiết kế khoa học, ấn tượng và bắt mắt sẽ là có tác dụng thu hút, giữ chân khách hàng và khẳng định được thương hiệu của quán cà phê.

Lên kế hoạch xác định thực đơn cho quán cũng giúp chủ đầu tư và nhân viên dễ dàng hơn trong việc lựa chọn nguyên vật liệu pha chế, đáp ứng được đầy đủ các món trong thực đơn.
Cần lựa chọn những loại đồ uống đặc trưng của quán nhưng không quá cầu kỳ mà có cách pha chế đơn giản để đáp ứng cho việc phục vụ khách trong thời điểm có công suất khách lớn.
Xây dựng thực đơn dựa trên sự quan sát, tìm hiểu về sở thích, thói quen, nhu cầu của khách hàng và thêm các món ăn kèm như bánh ngọt hoặc thiết kế menu theo concept quán, lựa chọn tên món hấp dẫn khách hàng.
Có thể bạn quan tâm: Lên kế hoạch kinh doanh quán cafe take away hiệu quả ngay từ đầu
Lựa chọn nhà cung cấp và lập kế hoạch mua hàng
Lựa chọn nhà cung cấp và lập được kế hoạch mua hàng là bước rất quan trọng để hoàn thành kế hoạch kinh doanh quán cafe.
Khi lựa chọn được nhà cung cấp uy tín, đảm bảo mua nguyên vật liệu đúng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ mang đến chất lượng đồ uống tốt, là tiêu chí để đánh giá hoạt động kinh doanh của quán và giúp khách hàng tin tưởng hơn về dịch vụ của quán cà phê.
Khi lựa chọn được nhà cung cấp uy tín cũng đảm bảo được nguồn cung cấp nguyên liệu không bị gián đoạn, trở thành khách hàng thân thiết và nhận được những ưu đãi từ phía nhà cung cấp, đáp ứng cho quá trình vận hành quán cà phê.
Lên kế hoạch mua hàng với đầy đủ bảng chi tiết về trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu, hệ thống,… trong quán cà phê, dự trù những khoản chi phí để khi mua hàng sẽ hạn chế tối đa các chi phí phát sinh, tránh lãng phí hay thiếu hụt.
Xây dựng quy trình phục vụ
Quán cafe khi đi vào vận hành cũng cần xây dựng một quy trình phục vụ chung, có các tiêu chuẩn để đảm bảo đào tạo cho nhân viên phục vụ trong quán, có tính chất đồng bộ, đáp ứng được những yêu cầu phục vụ đối với khách hàng.
Nhờ có bảng tiêu chuẩn quy trình phục vụ cũng giúp quản lý được phục vụ của nhân viên, hạn chế những nhầm lẫn, sai sót ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.

Chủ đầu tư cần lên kế hoạch chuẩn bị cho một quy trình phục vụ chung với khâu chuẩn bị trước giờ mở quán, cách thức tiếp đón khách hàng, tiếp nhận order của khách, xử lý khi khách phàn nàn, phục vụ khách trong thời gian tại quán cho đến lúc thanh toán và chào tạm biệt khách.
Lập kế hoạch quản lý điều hành quán cafe
Quản lý điều hành quán cafe bao gồm kế hoạch quản lý nhân viên, kế hoạch quản lý hoạt động kinh doanh, chủ đầu tư cần lập kế hoạch cụ thể và phân chia theo các kế hoạch quản lý này.
Lên kế hoạch quản lý nhân viên tương ứng với quy mô dự kiến, xác định cụ thể về số lượng nhân viên cần thiết cho các công việc khác nhau, đồng thời sắp xếp được thời gian làm việc hợp lý, tổ chức các buổi tuyển dụng, đào tạo, chế độ đãi ngộ, lương thưởng và các quy định về khen thưởng, kỷ luật chung,… của quán.
Quản lý hoạt động kinh doanh bao gồm toàn bộ kế hoạch quản lý để theo dõi về chi phí doanh thu, kiểm soát kho nguyên liệu, đưa ra những dự tính về việc quản lý và phương pháp để khắc phục nhược điểm nếu xảy ra.
Để việc quản lý được thực hiện dễ dàng hơn, chủ đầu tư cũng có thể lựa chọn những phần mềm phục vụ cho việc quản lý nguyên liệu, kiểm kê trang thiết bị đồ dùng trong quán để hạn chế tối đa những thất thu trong quán.
Lập kế hoạch marketing cho quán cafe
Để quán cafe hoạt động ổn định và nhiều khách hàng biết đến thương hiệu thì không thể thiếu bước quảng cáo.
Bộ phận marketing có thể thực hiện các chương trình ưu đãi, khuyến mãi cho khách hàng, quảng bá rộng rãi nên các kênh mạng xã hội, các diễn đàn bán hàng và hợp tác với các bên giao hàng để đáp ứng các nhu cầu uống cà phê tại quán và phục vụ tại nhà cho khách.
Xem thêm: Giá setup quán cafe
Lời ngỏ
Hi vọng những thông tin về quy trình lập kế hoạch kinh doanh quán cafe của Bardeli Academy đã cung cấp cho chủ đầu tư thêm nhiều ý tưởng sáng tạo và kinh nghiệm để lập kế hoạch mở quán cà phê.
Nếu chủ đầu tư vẫn chưa lập được kế hoạch kinh doanh quán cafe của mình có thể liên hệ ngay Bardeli Academy để được tư vấn nhé.